Cách viết CV xin việc chuẩn cho sinh viên ngành kinh tế, tài chính

04/12/2024

Kinh tế - tài chính là ngành học hot, có rất nhiều sinh viên đang theo học và chuẩn bị ra trường. Làm thế nào để trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng trước rất nhiều ứng viên như hiện nay. Chúng tôi xin gửi đến bạn các mẫu CV xin việc cho sinh viên ngành kinh tế, tài chính, giúp bạn bước đầu gây được ấn tượng tốt với công ty mà bạn ứng tuyển.

I. Cách viết CV xin việc cho sinh viên ngành kinh tế, tài chính.

1. Viết phần Thông tin cá nhân trong CV xin việc:

Bạn nên: ghi đầy đủ các thông tin cá nhân như tên tuổi, quê quán, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email cá nhân,... một cách thật chính xác giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với bạn hơn. Đặc biệt, bạn cần sắp xếp các thông tin này theo thứ tự và trình bày chúng ngắn gọn, khoa học, logic.

Không nên: ghi thừa các thông tin như cung hoàng đạo, sở thích, sở đoản. Các thông tin liền sát nhau, mập mờ, không rõ ràng.

cv-nganh-kinh-te-tai-chinh-1

Ví dụ:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Trang

- Ngày tháng năm sinh: 12/8/2003

- Quê quán: Xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng

- Địa chỉ hiện tại: Ngõ 115 Cầu Giấy, Hà Nội

- Số điện thoại: 0912 xxx xxx

- Email cá nhân: nttrang03@gmail.com

2. Viết phần Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển ngành kinh tế, tài chính:

Đây là phần khá quan trọng, giúp nhà tuyển dụng hiểu được định hướng của bạn để xác định xem có phù hợp với công ty, doanh nghiệp hay không. Bạn cần tìm hiểu kĩ và xác định rõ ràng về công việc mình ứng tuyển để đưa ra mục tiêu phù hợp.

Bạn nên: viết mục tiêu ngắn hạn trong vòng 3-5 năm sẽ trở thành ai, đạt được vị trí nào, thể hiện tinh thần ham học hỏi, quyết tâm sẽ gắn bó, cống hiến cho công ty.

Không nên: viết mục tiêu trong thời gian quá dài, viết chung chung, không chỉ đích danh vị trí hay năng lực muốn đạt được.

cv-nganh-kinh-te-tai-chinh-2

Ví dụ: Tôi đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi đi thực tập. Vậy nên, tôi muốn được thử sức mình ở vị trí Content Marketing. Tôi sẽ cố gắng làm việc, cống hiến cho công ty và phấn đấu khoảng 3 năm sau sẽ hoàn toàn trở thành một Content Marketing có bằng cấp, chuyên môn và kinh nghiệm tốt.

3. Viết phần Trình độ học vấn trong CV dành cho sinh viên ngành kinh tế, tài chính:

Bạn cần trình bày các nội dung cụ thể như:

- Tên chuyên ngành theo học, thời gian học, điểm tổng GPA và danh hiệu đạt được.

- Các văn bằng, chứng chỉ nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ,...

- Khái quát một số thành tích nổi bật bạn đạt được trong quá trình học tập.

Bạn nên: trình bày theo thứ tự các bằng cấp từ chính đến phụ (tên, thời gian theo học, danh hiệu). Tên bằng cấp nên được in đậm/ dùng font chữ khác để trở nên nổi bật, các thông tin khác viết bình thường, tạo nên sự khoa học, logic cho bản CV.

Không nên: trình bày theo kiểu gạch đầu dòng, liệt kê dài dòng, lan man.

cv-nganh-kinh-te-tai-chinh-3

Ví dụ:

Cử nhân Quản trị kinh doanh (2025)

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Loại: Giỏi

Chứng chỉ IELTS (2022)

Overall: 7.5

Giải nhì cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học

Đề tài: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với phong trào khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam.

4. Viết mục Kinh nghiệm làm việc khi làm CV của sinh viên ngành kinh tế, tài chính:

Bạn nên: nêu cụ thể rằng mình đã làm công việc gì ở công ty nào. Trong đó, cần nêu bật lên những kinh nghiệm và thành tựu nổi bật trong công việc mà bạn đã có được. Đối với các bạn sinh viên, cần ghi kinh nghiệm trong CV thực tập của mình một cách cụ thể, rõ ràng.

Không nên: Ghi những công việc, công ty đã làm nhưng không liên quan đến chuyên môn, vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

cv-nganh-kinh-te-tai-chinh-4

Ví dụ:

Thực tập vị trí nhân viên tín dụng tại ngân hàng ACB

Sau 3 tháng làm việc tại vị trí này, tôi đã nắm được những công việc cơ bản của một nhân viên ngân hàng, biết cách tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, tôi cũng đã đạt được KPI của 3 tháng liên tiếp, trở thành thực tập sinh xuất sắc của kì thực tập đó.

5. Phần Kỹ năng trong CV xin việc ngành kinh tế, tài chính nên viết gì?

Bạn nên: đưa ra những kỹ năng mềm mà bản thân có như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm MC, kỹ năng thuyết trình,... Ngoài ra, những kỹ năng chuyên môn cũng rất quan trọng trong việc khiến nhà tuyển dụng thấy được những tiềm năng của bạn trong công việc nhé.

Không nên: Liệt kê quá nhiều kỹ năng gây lan man, rối mắt

6. Những thông tin khác làm CV cho ngành kinh tế, tài chính nổi bật:

Sở thích: Đây không phải phần quá quan trọng nhưng bạn cũng có thể đưa vào để nhà tuyển dụng hiểu hơn về con người, tính cách của bạn, từ đó xem xét xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không.

Hoạt động ngoại khóa: Bạn có thể viết thêm những hoạt động như tình nguyện, hoạt động xã hội, các dự án phi chính phủ,... mà mình đã tham gia nhằm thể hiện sức trẻ, thu hút nhà tuyển dụng.

Tham chiếu: Bạn cần trình bày thông tin liên hệ của người tham chiếu như giáo viên, đồng nghiệp cũ, quản lí cũ,... của mình để nhà tuyển dụng có thể xác nhận những thông tin trong CV là chính xác.

II. Tiêu chí của một bản CV xin việc chuẩn

1. Về hình thức:

- Một bản CV tiêu chuẩn dài khoảng 1-2 trang A4, trình bày thông tin ngắn gọn, khoa học, đúng thứ tự, thoáng, dễ nhìn.

- Chọn font chữ dễ nhìn, đơn giản, tránh việc sai chính tả và sai ngữ pháp.

2. Về nội dung:

- Nên sử dụng các câu chủ động. Không nên viết dài dòng, lan man mà nên viết ngắn gọn, cụ thể và dễ hiểu. Tránh liệt kê quá nhiều thông tin không liên quan.

- Nên lựa chọn một tấm ảnh tươi tắn, ăn mặc lịch sự, biểu cảm vui vẻ để đưa vào CV.

- Chú trọng ba mục: Trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp trong CV vì đây là phần nhà tuyển dụng quan tâm nhất.

Ngoài các mẫu CV xin việc cho sinh viên ngành kinh tế, tài chính có ở trên, bạn có thể tham khảo thêm các mẫu CV và cách viết CV khác trên JobOKO để có nhiều ý tưởng hơn, giúp CV của mình trở nên nổi bật hơn nhé.

Bài viết khác

Xem thêm
× Modal Image